Ở châu Á Hình_tượng_con_gà_trong_văn_hóa

Gà chắc hẳn đã sớm được thuần hóa ở Đông Nam Á do từ ngữ để chỉ gà nhà (*manuk) là một phần của ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy. Gà, chó và lợn là những vật nuôi trong nền văn hóa Lapita[15] - nền văn hóa thời đồ đá mới đầu tiên của châu Đại Dương.[16] Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Cũng ở quốc gia này, người ta thường giết gà Ayam Cemani để cúng tổ tiên, thần thánh trong lúc người phụ nữ lâm bồn bởi họ tin rằng may mắn sẽ tới, Ayam Cemani còn được hiến tế vào một số dịp đặc biệt khác. Tiếng gáy của Ayam Cemani cũng được cho là đem lại thịnh vượng.[17]

Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân. Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống. Việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn "nghiêm túc", trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ.

Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, hình ảnh của chúng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số những câu chuyện thần thoại kể rằng, Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_gà_trong_văn_hóa http://archives.cnn.com/2002/ALLPOLITICS/11/26/cf.... http://books.google.com/books?id=AGUPAAAAYAAJ&pg=P... http://www.smithsonianmag.com/history-archaeology/... http://laodong.com.vn/The-thao/Truyen-nhan-Hung-Ke... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120804/hung-ke... http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=det... http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Day-cho-co-hoc-... http://www.voc.org.vn/aig3/ http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/song-khoe/the-... http://thvl.vn/?p=159433